1. Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình Marketing với mục đích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ do nhà bán lẻ, nhà quảng cáo hoặc các doanh nghiệp khác cung cấp. Hiện nay mô hình này đang rất thịnh hành và được xem như một công việc làm kiếm thêm thu nhập vì người tham gia – hay còn gọi là Affiliate Marketer – có thể tự chủ được thời gian, địa điểm làm việc cũng như dễ dàng tạo ra nguồn thu nhập thụ động.

Hình thức hoạt động cơ bản của Affiliate Marketing là Affiliate Marketer sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng khi cung cấp một kết quả cụ thể cho nhà bán lẻ hoặc nhà quảng cáo. Thông thường, kết quả cần có của một chương trình Affiliate Marketing là mang lại doanh thu nhưng một số chương trình có thể thưởng cho bạn vì thu thập được số liệu khách hàng tiềm năng, ghi nhận người dùng thử miễn phí, tỉ lệ nhấp chuột vào trang web hoặc lượt tải xuống ứng dụng.

2. Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam:

Hiện nay ở thị trường Việt Nam có 4 hình thức Affiliate Marketing phổ biến nhất là: Product Launch, Niche Site, Authority Site, CPA.

2.1 Product Launch

Product Launch là loại hình Affiliate Marketing đơn giản nhất dùng cho các chiến dịch Marketing ra mắt sản phẩm mới với mục tiêu thu hút khách hàng mới và đẩy mạnh doanh thu cho sản phẩm. Thông thường, mức hoa hồng mà Affiliate Marketer nhận được cho Product Launch sẽ hấp dẫn hơn hẳn các hình thức Affiliate Marketing khác (có thể lên tới 80% doanh thu sản phẩm).

2.2 Niche Site

Đây là một hình thức áp dụng Affiliate Marketing bằng cách tạo trang web có nội dung liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để hướng đến tệp khách hàng mục tiêu trên thị trường. Niche Site được xem là phương pháp Affiliate Marketing phổ biến, có tính ổn định và có tiềm năng phát triển nhất.

Ví dụ: Nếu bạn là một người có đam mê làm đẹp, có kiến thức về trang điểm thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu làm Affiliate Marketing bằng cách lập website để đăng tải những hình ảnh, video trang điểm của bản thân, review về các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da và nhận cộng tác Affiliate Marketing cho các nhãn hàng mỹ phẩm, làm đẹp trên thị trường.

2.3 Authority Site

Authority Site nhìn chung tương đối giống với Niche Site, tuy nhiên nội dung trên Authority Site sẽ đa dạng và rộng hơn rất nhiều so với hình thức Niche Site. Do đó, để làm Affiliate Marketing bằng hình thức Authority Site thì cần phải đầu tư nhiều công sức và thời gian hơn nhưng bù lại mức hoa hồng thực nhận sẽ tốt hơn rất nhiều.

2.4 CPA

CPA hay còn được biết tới là Cost Per Action. Với hình thức Affiliate Marketing này thì bạn sẽ nhận được một Affiliate Link và việc cần bạn cần làm là quảng bá link sản phẩm này để nhiều người biết đến, khi thành công thuyết phục khách hàng thực hiện hành động mua hàng, điền form, hoặc đăng ký qua affiliate link của bạn thì bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng từ nhà cung cấp

3. Phương thức hoạt động của Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hoạt động bằng cách phân chia trách nhiệm tiếp thị và sáng tạo sản phẩm cho các bên, nó thúc đẩy khả năng của nhiều cá nhân để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Để thực hiện công việc này, thường cần có ba bên khác nhau tham gia:

3.1 Seller and Product Creator (Nhà cung cấp)

Nhà cung cấp ở đây là người bán (cá nhân), đơn vị hoặc doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc nhà bán lẻ có sản phẩm, dịch vụ từ đa dạng các ngành nghề kinh doanh và họ có mong muốn nâng cao hiệu suất kinh doanh. Nhà cung cấp không cần phải tham gia tích cực vào hoạt động Affiliate Marketing, nhưng hoàn toàn có thể thu được một mức lợi nhuận kha khá từ hoạt động này.

3.2 The Affiliate/ Advertiser (Nhà Phân Phối)

Nhà phân phối là những cá nhân hoặc công ty có khả năng quảng cáo những sản phẩm của nhà cung cấp theo nhiều cách hấp dẫn đến với tệp khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, nhà phân phối sẽ thực hiện hoạt động quảng cáo đến người tiêu dùng bằng cách thể hiện giá trị của sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm. Nếu người tiêu dùng mua sản phẩm thông qua hoạt động Affiliate Marketing, nhà phân phối sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng.

3.3 The Consumer (Khách hàng)

Người tiêu dùng và khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Affiliate Marketing vì họ là những người trực tiếp đóng góp doanh số bán hàng, trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của nhà cung cấp.

4. 5 bước xây dựng hệ thống Affiliate Marketing:

Bước 1: Lập kế hoạch cho hệ thống Affiliate

Trong kế hoạch Affiliate Marketing này sẽ bao gồm các phần về quản lý cộng tác viên và tuyển cộng tác viên. Bạn cần rõ ràng trong cách vận hành để dễ dàng quản lý và triển khai hiệu quả. Như các việc về:
Phân rõ ai sẽ chuyên trách
Lên mục tiêu doanh thu cho các chương trình Affiliate
Xây dựng chính sách Affiliate rõ ràng, mô hình cộng tác viên và cách tính từ số cấp, giá bán, giá ưu đãi, tỷ lệ hoa hồng từng cấp,…
Từ mục tiêu doanh thu trên bạn sẽ phân ra cần phải có bao nhiêu đơn hàng chuyển đổi và cần tuyển số lượng bao nhiêu.
Hãy đánh giá và chọn lọc nền tảng kỹ thuật phù hợp với sản phẩm và doanh nghiệp.
Lập bảng thỏa thuận/ hợp đồng về điều khoản cho các cộng tác viên về thời hạn cookie, luật link cuối, cấm quảng cáo từ khóa thương hiệu, thời hạn và điều kiện thanh toán,…
Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân
….

Bước 2: Tuyển cộng tác viên Affiliate

Để tìm ra cộng tác viên phù hợp, bạn cần xem xét những việc sau:

Nhận diện CTV Affiliate lý tưởng cho chương trình: nam hay nữ, độ tuổi, khu vực, sở thích…
Chọn lọc theo thứ tự ưu tiên giảm dần các đối tượng từ khách đã mua hàng; khách hàng tiềm năng, đến subscriber fan page, kênh Youtube
Lên kế hoạch nội dung thu hút CTV tham gia. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp đánh vào các yếu tố CTV đang quan tâm đồng thời nếu bật lên lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và nền tảng theo dõi để gây dựng sự uy tín nhất định.
Kỹ lưỡng triển khai những bài viết, thông điệp tuyển CTV thông qua các kênh quảng cáo và các bài post trên social…

Bước 3: Giao tiếp và hỗ trợ cộng tác viên Affiliate

Để đạt được mục đích hợp tác win-win giữa hai bên, sau đây là những vấn đề bạn cần thực hiện:
Những hướng dẫn cơ bản cần thực hiện thông qua email chào mừng
Chuỗi các bài viết mẫu hướng dẫn cách quảng bá sản phẩm
Thành lập một kênh hoặc nhóm riêng cho các bạn CTV để dễ dàng quản lý và nắm bắt thông tin
Cung cấp phiếu giảm giá/ khuyến mãi để CTV tặng khách hàng nhằm kích thích khác hàng
Luôn thông báo trước với CTV các chương trình khuyến mãi để họ có thể lên kế hoạch kĩ lưỡng
Thực hiện các buổi chia sẻ thông tin về tỉ lệ chuyển đổi website, đối tượng khách hàng, các sản phẩm bán chạy nhất và những điều cần lưu ý để làm việc hiệu quả hơn
Thiết kế sẵn thư viện banner để hỗ trợ sử dụng cho chiến dịch phù hợp
Quy trình đào tạo CTV bày bản khi công ty cho ra những phương pháp hiệu quả khác. Ví dụ, bạn có thể gửi những video clip ngắn chia sẻ những chiến lược gia tăng doanh số và bán hàng hiệu quả

Bước 4: Đặt mục tiêu hướng tới (Đua TOP)

Sau khi xem xét các cách thức hỗ trợ CTV phù hợp, bạn cần phải tạo động lực thúc đẩy họ nhằm đẩy mạnh hiệu quả cho chương trình. Điển hình là đặt ra mục tiêu rõ ràng thông qua chiến dịch đua TOP để tạo động lực cho các bạn CTV tham gia tích cực hơn.

Một vài điểm cần lưu ý khi tổ chức cuộc đua:

Nên kết hợp với các chiếc dịch lớn của công ty hay những sự kiện nổi bật trong năm (ngày lễ tết)
Có phần thưởng ngoài tiền hoa hồng đã đề ra. Ví dụ: nếu doanh thụ đạt xx thì sẽ thưởng thêm yy
Công bố kết quả minh bạch sau khi kết thúc cuộc đua: qua Email, Group Chat..

Bước 5: Đánh giá và không ngừng cải tiến chất lượng chương trình liên kết

Để chương trình đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần chú trọng những điều sau:

Xây dựng những chỉ số quan trọng để theo dõi hiệu suất của những CTV
Trao đổi và giúp đỡ khi CTV gặp khó khăn
Không ngừng đúc kết và hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất
Khen thưởng và chia sẻ case study thành công của CTV TOP với tất cả CTV
Tạo trang FAQ dành riêng cho các CTV để có thể liên tục cập nhật câu hỏi và giải đáp thắc mắc nhanh nhất của CTV
Sau mỗi campain, đánh giá kết quả so với mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất triển khai thử nghiệm mới để đột phá.

5. Tổng quan mô hình xây dựng hệ thống Affiliate Marketing:

Hiện tại có 3 mô hình chính là: Unattached – Related – Involved

5.1 Unattached Affiliate Marketing

Unattached Affiliate Marketing được hiểu là tiếp thị liên kết không ràng buộc. Trong mô hình này Affiliate Marketer không hề có kết nối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Ngoài ra họ cũng chưa từng sử dụng và hầu như không có chuyên môn về sản phẩm.

Thông thường, Unattached Affiliate Marketing sẽ sử dụng phương pháp Pay Per Click (PPC), mô hình này sẽ dành cho những Affiliate Marketer chỉ muốn tạo ra thu nhập ngắn hạn mà không quan tâm đầu tư vào sản phẩm hoặc mối quan hệ với khách hàng.

5.2. Related Affiliate Marketing

Related Affiliate Marketing được hiểu là tiếp thị liên kết có liên quan và là mô hình phù hợp dành cho những Affiliate Marketer không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp nhưng có khả năng tiếp cận và thực hiện quảng cáo đến với đối tượng khách hàng thích hợp.

Ví dụ: Bạn có một kênh Tiktok với số lượng khán giả theo dõi đa phần là nữ giới ở độ tuổi GenZ và bạn lên clip quảng cáo cho một thương hiệu quần áo mà bạn chưa từng sử dụng. Trong trường hợp này, bạn đã áp dụng phương pháp Related Affiliate Marketing.

Ưu điểm của phương pháp Related Affiliate Marketing là có thể tạo ra lưu lượng truy cập (traffic), tuy nhiên nếu Affiliate Marketer chưa thực sự sử dụng sản phẩm và dịch vụ trước đây sẽ có khả năng dẫn đến rủi ro làm mất lòng tin của khán giả.

5.3 Involved Affiliate Marketing

Involved Affiliate Marketing có nghĩa là tiếp thị liên kết ràng buộc và đúng với cái tên thì loại hình Affiliate Marketing này đòi hỏi những Affiliate Marketer có mối liên hệ chặt chẽ với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Affiliate Marketer cần tự mình trải nghiệm sản phẩm, tin tưởng vào kết quả của sản phẩm và giới thiệu với người khác trên tư cách là người đã sử dụng.

Tất nhiên, Involved Affiliate Marketing đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian hơn để xây dựng uy tín, nhưng mô hình Affiliate này sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn so với Unattached Affiliate Marketing và Related Affiliate Marketing .

6. Tại sao nhà bán hàng và nhà phân phối nên áp dụng phương pháp Online Affiliate Marketing

6.1 Đối với nhà bán hàng

Tăng mạnh doanh thu: Khi sử dụng Affiliate Marketing, nhà bán hàng có thể tiếp cận một lượng lớn đối tác tiếp thị và mở rộng mạng lưới tiếp thị của mình. Điều này giúp tăng cơ hội bán hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu suất bán hàng: Nhà bán hàng có thể hợp tác với các đối tác tiếp thị có mạng lưới khách hàng rộng, giúp tiếp cận và tạo ra doanh số bán hàng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu suất bán hàng và đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo: So với các phương pháp quảng cáo truyền thống, Affiliate Marketing có chi phí thấp hơn. Nhà bán hàng chỉ trả hoa hồng cho đối tác tiếp thị dựa trên hiệu quả thực tế. Điều này giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và tối ưu hóa nguồn lực tiếp thị.

Truyền thông chính xác đến tệp khách hàng mục tiêu: Nhờ vào mạng lưới đối tác tiếp thị, nhà bán hàng có thể tiếp cận và truyền thông chính xác đến tệp khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tăng khả năng chốt sale và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

6.2 Đối với nhà phân phối

Chi phí tham gia là 0 đồng: Nhà phân phối có thể tham gia vào hệ thống Affiliate Marketing mà không phải mất bất kỳ chi phí nào. Điều này tạo cơ hội kiếm tiền mà không cần đầu tư vốn ban đầu.

Nền tảng kiếm tiền phổ biến và đơn giản: Affiliate Marketing là một hình thức kiếm tiền phổ biến và dễ tham gia. Nhà phân phối chỉ cần chia sẻ liên kết đối tác tiếp thị và nhận hoa hồng từ những giao dịch thành công được tạo ra thông qua liên kết đó.

Mức hoa hồng hấp dẫn: Nhà phân phối thường nhận được mức hoa hồng hấp dẫn từ nhà bán hàng hoặc nhà cung cấp khi giao dịch được hoàn thành thông qua liên kết của họ. Điều này có thể mang lại thu nhập ổn định và hấp dẫn cho nhà phân phối.

Việc áp dụng phương pháp Online Affiliate Marketing giúp nhà phân phối tận dụng tối đa tiềm năng kinh doanh trên nền tảng trực tuyến mà không phải đầu tư nhiều vốn và nguồn lực. Đồng thời, nhà phân phối cũng có thể mở rộng mạng lưới đối tác tiếp thị và tạo thêm nguồn thu nhập từ hoa hồng nhận được.

Hãy trở thành một Affiliate Marketer của Haravan ngay hôm nay và khám phá cơ hội kiếm tiền hấp dẫn từ việc giới thiệu sản phẩm của chúng tôi!

Với chương trình Affiliate Marketing của Haravan, bạn có thể kiếm hoa hồng hấp dẫn mỗi khi có người mua hàng thông qua liên kết của bạn. Chúng tôi cung cấp cho bạn các công cụ tiếp thị mạnh mẽ, hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chúng tôi.

Đừng bỏ lỡ cơ hội này để tạo ra thu nhập ổn định và phát triển sự nghiệp kinh doanh trực tuyến của bạn. Hãy đăng ký ngay để trở thành một Affiliate Marketer của Haravan và bắt đầu kiếm tiền ngay

7. Kết luận

Tính đến thời điểm hiện nay thì Affiliate Marketing không còn là một hình thức Marketing mới lạ với thị trường Việt Nam và Affiliate Marketing còn là một cách để bổ sung thêm nguồn doanh thu mới mà không phải chịu quá nhiều rủi ro.